Câu chuyện Hàn Quốc: “Sống ảo” nhưng tạo ra giá trị thật!

Người ta vẫn sử dụng từ “sống ảo” để chỉ những người suốt ngày cắm mặt vào chiếc điện thoại.

Với một đất nước có tới 83% dân số sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại thông minh như Hàn Quốc (số liệu của công ty khảo sát Digieco), nếu chưa đặt chân tới xứ sở kim chi, có thể bạn cũng nghĩ rằng người dân nước này thuộc hàng “sống ảo” nhất thế giới.

Câu chuyên Hàn Quốc: sống ảo 3

Sự thật là

Bởi trên thực tế, người Hàn Quốc bắt smartphone phải phục vụ tối đa cho nhu cầu của mình, thay vì cách nói con người là nô lệ của chiếc điện thoại như định kiến bấy lâu nay.

Theo Digieco, Hàn Quốc là nước có tỷ lệ người sử dụng smartphone cao thứ 4 thế giới. Và nếu một khi người Hàn đã bắt cả thế giới phải chạy theo vòng quay của những chiếc điện thoại Samsung hay LG, thì đương nhiên là họ tiếp tục khiến mọi người phải nhiệt tình tải các ứng dụng “ăn theo” xuống chiếc smartphone của mình.

Ở Hàn Quốc, có tới hàng triệu người hoạt động trong ngành di động, và bất cứ một ngõ ngách nào của cuộc sống thì chiếc smartphone cũng chen chân vào như một thành phần không thể thiếu. Hay nói cách khác, bất cứ một lĩnh vực nào cũng được “di động hóa” bằng các ứng dụng trên chiếc điện thoại cầm tay.

Các hoạt động thường ngày như mua hàng, đồ ăn, dò đường, tìm điểm đỗ xe, đặt vé xe bus, vé tàu điện ngầm, bắt taxi… cho đến những việc nhỏ như chăm sóc thú cưng hay tắt công tắc nếu lỡ ra khỏi nhà mà quên tắt thiết bị điện cũng dễ dàng được thực hiện qua chiếc smartphone.

Nghĩa là người Hàn Quốc khai thác tối đa công dụng của chiếc điện thoại, chứ không phải chỉ để gọi điện, nhắn tin, nghe nhạc, chụp ảnh hoặc chơi game như nhu cầu tối thiểu của đa số người dân ở nhiều quốc gia khác.

Câu chuyên Hàn Quốc: sống ảo

Sự ưu ái từ Chính Phủ

Anh Phạm Ngọc Sơn, kỹ sư người Việt đang làm việc tại công ty FORCS (chuyên cung cấp e-form) của Hàn Quốc nhận xét, sở dĩ nền tảng công nghệ thông tin ở nước này tốt đến vậy là nhờ vào sự hỗ trợ tối đa từ chính phủ, như tài trợ cho các sáng kiến khởi nghiệp, hỗ trợ cả phần cứng lẫn phần mềm cho R&D (nghiên cứu và phát triển). Và một điều không kém phần quan trọng khác là sự ủng hộ của người dân cho các sản phẩm nội địa.

Cuối năm ngoái, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã có bài phát biểu quan trọng, đại ý đất nước cần phải tập trung vào công nghệ của thế hệ mới, như một nền tảng của “nền kinh tế sáng tạo” mà bà phát động.

Từ đó, Bộ Khoa học, Công nghệ và Hoạch định tương lai nước này đã thiết kế một chương trình hỗ trợ lớn chưa từng có cho các công ty khởi nghiệp vừa và nhỏ, với mục tiêu SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm cả công ty khởi nghiệp) sẽ chiếm 70% tỷ trọng việc làm của Hàn Quốc.

Cụ thể, chính phủ Hàn Quốc sẽ chi 80 nghìn tỷ won (tương đương 66 tỷ USD) để xây dựng các trung tâm Kinh tế Sáng tạo (CCEI) trên khắp cả nước, tập trung nhất ở Pangyo, phía Nam Seoul, nơi có đại bản doanh của các start-up nổi tiếng nhất như Kakao, Nexon và được coi là thung lũng sillicon của nước này.

Các CCEI được chính phủ tài trợ trực tiếp, hoặc sẽ do các ông lớn như Samsung, LG hay Hyundai chống lưng, hỗ trợ cho cả các công ty start-up nước ngoài tới Hàn Quốc khởi nghiệp.

Theo số liệu do Bộ Khoa học Công nghệ và Hoạch định tương lai Hàn Quốc công bố, các hãng điện thoại nước này chiếm đến hơn 80% thị phần smarphone trong nước, trong đó Samsung dẫn đầu với 63,4%, kế đến là LG (20,9%). Gã khổng lồ Apple với siêu phẩm iPhone chỉ chiếm 13,1%. Ngay tại chính quê hương của Apple là nước Mỹ, theo DigitalTrend, Samsung cũng dẫn đầu thị phần với 28,8%, còn Apple chiếm 23%.

Câu chuyên Hàn Quốc: sống ảo 1

Cơ hội việc làm đến từ mảng công nghệ cao của Hàn Quốc

Như thế, “hallyu” – “làn sóng Hàn Quốc” sẽ không chỉ được dùng để ám chỉ văn hóa Hàn, mà còn cả nền công nghệ nước này.

Với sự khuếch trương ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế Hàn Quốc sang các quốc gia khác, trong đó có cả Việt Nam, cơ hội việc làm cũng được mở rộng theo.

Học tiếng Hàn Quốc và làm việc tại các công ty Hàn đang ngày trở nên quan trọng đối với thế hệ trẻ. Hãy nhanh chóng nắm bắt thời cơ để đón đầu làn sóng kinh tế, văn hóa mới nhé.

Câu chuyên Hàn Quốc: sống ảo 2

Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn:

Liên hệ: Jellyfish Education

CN Hà Nội: Tòa nhà A1/D21 ngõ 11 Duy Tân, Cầu Giấy, HN
Hotline: 096.728.9362
CN Hải Phòng: Tầng 3 tòa nhà Sholega, số 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP/ Điện thoại: 031.3833.113 (Nhánh 14)
CN Huế: Tầng 5, tòa nhà Techcombank, 24 Lý Thường Kiệt, TP Huế
Điện thoại: 054 3933 774
CN Đà Nẵng: Tầng 3, Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, Đà Nẵng./ Điện thoại: 05113.656.205
CN HCM: Lầu 4, Toà Nhà MB 538 CMT8 P11, Quận 3
Điện thoại: 08 399 30988


Bản quyền thuộc về Jellyfish Education Vietnam